Rèm cửa là một trong những món đồ nội thất không thể thiếu trong bất cứ gia đình nào. Trong đó, rèm vải là một trong những loại rèm phổ biến và được ưa chuộng nhất do đặc tính mềm mại, thanh thoát và đầy sang trọng. Không chỉ dừng lại ở sự đa dạng về chất liệu các loại vải may rèm, màu sắc, kiểu dáng, cách may rèm cửa cũng rất đa dạng, đầy sự biến hóa khác nhau. Mỗi cách may sẽ cho ra một kết quả, một nét đặc trưng riêng.
Hiện nay, nhiều người rất ưu chuộng việc tự thiết kế cho mình một bộ rèm cửa Handmade để thỏa mãn cái gu, trải nghiệm cảm giác tự mình thiết kế một bộ rèm cửa đẹp, một bộ rèm cửa độc nhất, không đụng hàng. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hay chưa biết cần chuẩn bị những gì. Ở bài viết này, nội thất Simplify xin giới thiệu đến các bạn cách may rèm cửa ore cực kỳ đơn giản và chính xác đến từng chi tiết. Đây là cách may rèm kỹ thuật mới để múi Ore căng phồng, tròn, không bị nhăn, đẹp và hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, nếu không có nhiều thời gian để may thì đây cũng là một bài viết đem đến những thông tin hữu ích, cần thiết khi chọn lựa mua hoặc may rèm cửa.
Danh mục
Chuẩn bị nguyên liệu may rèm ore
Để có thể tiến hành may rèm thì chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, nguyên liệu cần thiết phải không nào. Sau đây là một số vật dụng cần thiết nhất mà bạn nên chuẩn bị trước.
- Vải may rèm cửa: Đây là nguyên liệu quan trọng nhất. Có rất nhiều loại vải trên thị trường như vải gấm, vải voan, vải cotton,… Tùy vào giá thành và chất liệu mong muốn bạn hãy chọn cho mình một loại vải phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm những chất liệu vải may rèm phổ biến cũng như giá thành của chúng tại bài viết này.
- Tiếp đến là kéo cắt vải: Nên chọn những chiếc kéo chuyên dụng để cắt vải, có độ bén cao. Nếu chiếc kéo của bạn quá cùn hay không đủ độ chuyên dụng thì tấm vải sau khi cắt có thể bị lệch, méo mó không như mong muốn.
- Chỉ may, máy may: Nên chọn chỉ may có cùng màu sắc vải để giữ được sự tinh tế cho đường nét may.
- Thước đo: Bạn có thể sử dụng thước dây để đo kích thước rèm, cửa ra vào, cửa sổ,…
- Các phụ kiện rèm khác như: đồ cố định rèm, mếch, các dụng cụ dùng để dập lỗ, thanh treo rèm, hoặc các vật dụng trang trí khác như Ore trắng bằng nhựa, gỗ, hay nhiều chất liệu khác.
- Một miếng mica dẻo để uốn cong mếch, dễ may.
- Một cục nam châm.
Một số lưu ý khi mua vải may rèm bạn cần quan tâm là chất liệu và mức độ cản sáng của vải. Đối với những căn phòng nhỏ, hẹp, bạn nên chọn những loại vải có độ cản sáng từ trung bình đến khá (khoảng 50%-70%) với mục đích vẫn để ánh sáng vào phòng. Do những căn phòng này thường thiếu ánh sáng tự nhiên, nên bộ rèm có khả năng cản nắng tới 90% rất không phù hợp. Đối với những căn phòng rộng rãi, sinh hoạt chung, hay có sử dụng điều hòa thì một bộ rèm có độ cản sáng từ 90% trở nên sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như giữ nhiệt, chống nóng, chống tia cực tím, tia UV,… Đem lại sự hài hòa, dễ chịu.
Về màu sắc, hoa văn thì bạn có thể lựa chọn tùy ý cho phù hợp phong cách nội thất của căn nhà. Về lượng vải cần mua thì tùy vào độ nhún của vải (thường từ 2.3 đến 2.5 lần vải). Giả sử cửa ra vào nhà bạn có độ rộng 2,5m thì cần 5,75m tới 6,25m vải để may.
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, chúng ta cùng tới bước tiếp theo là đo vải may rèm.
Cách tính kích thước vải may rèm ore
Chiều dài, rộng của một khổ vải dùng để may rèm ore có ảnh hưởng quyết định tới vẻ đẹp, độ chính xác của sản phẩm rất lớn. Do đó, đây là bước đầu, cũng là bước quan trọng nhất trong các khâu may rèm. Ứng với mỗi loại cửa (cửa ra vào, cửa sổ,…) chúng ta sẽ có những cách đo đạc khác nhau như sau.
Đối với cửa ra vào
Với cửa chính thì kích thước của cửa cũng như vải đều lớn hơn so với cửa sổ rất nhiều. Song, trong quá trình may, chúng ta không thể nào tránh khỏi sai sót, do đó, chúng ta cần trừ hao một cách tương đối để tránh bị thiếu vải trong quá trình may.
Dùng thước dây (đã chuẩn bị ở bước trước) để đo chiều cao, chiều rộng lần lượt. Đối với chiều cao thì bạn cần đo từ sát mặt sàn cho tới khung cửa, trừ hao đi 20cm đến 30cm, hoặc thậm chí 40cm nếu bạn không tự tin vào khả năng may của mình. Đối với chiều rộng thì đo từ 2 mép khung cửa, cộng thêm mỗi bên 20cm để đảm bảo đủ chiều rộng. Việc trừ hao lượng vải để may tuy tốn nhưng lại đảm bảo chất lượng của rèm sau khi thành sản phẩm.
Đối với cửa sổ
Cũng tương tự như đo cửa ra vào, tuy nhiên chiều cao chỉ cần trừ hao khoảng 10-15cm, phần phía dưới tùy theo nhu cầu mà đo thêm. Nếu bạn muốn mém rèm song song, và ngang với khung dưới cửa sổ thì chỉ cần cộng thêm khoảng 10cm-15cm, nếu muốn rèm phủ qua khung dưới cửa sổ thì có thể cộng thêm từ 20-40cm tùy vào độ phủ mong muốn. Chiều ngang của rèm thì tương tự như cửa ra vào (20cm mỗi bên).
Quy trình may rèm Ore
Bước 1: Cắt vải
– Dùng kéo chuyên dụng để cắt vải theo kích thước đã được đo và chuẩn bị ở những bước trước. Cần thật cẩn thận, tỉ mỉ để đường cắt thẳng, đẹp. Giả sử cửa sổ có kích thước 1m, với công thức trên thì chúng ta cần 2,5m vải. Do đó bạn có thể gập đôi khẩu vải kích thước 5m và cắt đôi
Bước 2: Trải vải cho phẳng để chuẩn bị may. Bạn có thể dùng bàn là để ủi sơ cho phẳng lớp vải may.
Bước 3: May 2 biên rèm với độ dài 2cm mỗi bên.
– Gấp 2 mém rèm với chiều dài là 2cm sao cho thẳng, dùng máy may từ đầu rèm tới cuối rèm một đường thẳng, tránh làm rèm nhăn, xoắn. Bước này phải thật cẩn thận để vải không bị co dúm hoặc nhăn nhó.
– Tương tự cho mí trên và dưới. Tuy nhiên phần dưới bạn nên gập 9cm và 1cm để dấu mí rèm nhằm mục đích tăng tính thẩm mỹ.
Bước 6: May mếch
Đối với kỹ thuật mới thì bạn có thể sử dụng lớp mica ở trên đặt lên vải vài may cho có độ chính xác cao.
Bước này có yếu tố quyết định trong việc may lớp sau có thẳng hay không.
– Sau đó tiếp tục may đường thứ 2
Bước 5: Chia múi rèm
– Để bộ rèm đẹp và cân đối thì bạn nên chia khoảng 17cm đến 18cm. Dùng thước đo và phấn chia thành các múi với kích thước như vậy
Lưu ý: Đối với rèm Ore thì bạn nên chia số lẻ, để sau khi chia xong thì sẽ ra được số chẵn.
Bước 6: Dập Ore
Khoảng cách của mỗi ore thường dao động từ 5cm đến 7cm tùy theo độ nhún mong muốn, nếu càng muốn độ nhún cao thì khoảng cách càng gần. Đưa mếch đã may vào máy dập Ore theo cách thức như hình sau:
– Làm tương tự như vậy cho tới khi dập xong tất cả các múi.
Bước 7: Lồng Ore
Đây là bước cuối cùng cũng như là bước đơn giản và nhanh chóng nhất trước khi tận hưởng thành quả. Xỏ các khuyên nhựa vào rèm qua các Ore đã dập ở bước 6.
Bước 8: Treo rèm
– Bước cuối cùng là treo rèm lên và tận hưởng thành quả thôi!
Bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích trong quá trình chuẩn bị, chọn lựa vải, đo kích thước cho tới cách may rèm Ore kỹ thuật mới chi tiết nhất. Hy vọng bạn có thể may được cho mình một bộ rèm cửa ưng ý nhất. Ngoài ra, nếu cần sự hỗ trợ hay tư vấn liên quan đến cách may, hay bất kỳ thông tin nào về rèm cửa, đừng ngại ngần liên hệ Simplify đễ được chúng tôi hỗ trợ tận tình. Chúc bạn thành công!